Trám Răng Cửa Áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào?

Đánh giá bài viết này post

Đối với những ai đang có mong muốn phục hình khuyết điểm trên răng cửa thì trám răng cửa chính giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Sau đây là tổng quan những thông tin về phương pháp trám răng cửa để bạn tham khảo thêm.

Thế nào là phương pháp trám răng cửa?

Trám răng cửa là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu trám răng để tái tạo lại hình thể, màu sắc của răng của trở nên đều đẹp thẩm mỹ hơn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi trám răng cửa như:

  • Trám răng cửa chỉ thích hợp cho răng bị mẻ nhẹ hoặc thưa không quá nhiều
  • Trám răng cửa có thể gây ra cảm giác ê buốt do đèn Halogen
  • Trám răng cửa có thể bị ố vàng hoặc bong tróc sau một thời gian sử dụng
Trám Răng Cửa

Trám Răng Cửa Áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào?

Ưu điểm mà phương pháp trám răng cửa mang lại dành cho bệnh nhân:

  • Trám răng không đau và không gây tổn thương cho răng
  • Trám răng giúp bảo vệ răng khỏi sâu và hư hại
  • Trám răng có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên và không bị ố vàng
  • Trám răng có độ bền cao và không bị bong tróc hay vỡ

Trám răng cửa được bao lâu? Trám răng cửa có bền không?

Theo như chia sẻ từ chuyên gia, trám răng cửa có độ bền khoảng 2 – 3 năm nếu chăm sóc đúng cách. Độ bền của trám răng cửa phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể đến sau đây:

  • Vật liệu trám: Trong nha khoa hiện nay có vô số loại vật liệu trám răng có chất lượng khác nhau, và tuỳ vào giá cả của vật liệu mà độ bền cũng sẽ có sự chênh lệch.
  • Chế độ ăn nhai sau khi trám: Việc cẩn thận khi ăn nhai trong thời gian này là điều hết sức quan trọng. Nếu như bạn không cẩn thận cắn phải vật cứng, xương,…thì tác động đến độ bền của miếng trám.
  • Tình trạng tổn thương của răng cửa: Đối với những ai bị tổn thương 1 phần nhỏ khoảng 1/3. Việc trám răng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn so với răng bị tổn thương nhiều.
  • Tay nghề của nha sĩ: Nếu như bác sĩ có tay nghề không tốt và thực hiện 1 cách sơ sài, qua loa rất dễ khiến tuổi thọ miếng trám răng nhanh chóng bị sứt mẻ, rớt.

Các trường hợp nên và không nên trám răng cửa

Các trường hợp cần thực hiện trám răng cửa

Trám răng cửa nhằm đem lại hiệu quả trong việc khắc phục nhược điểm trên răng và cải thiện ăn nhai tốt hơn, ngăn ngừa cặn thức ăn dính vào các bị trí bị sâu, vỡ răng. Thường thì những trường hợp cần trám răng cửa là:

  • Răng cửa bị gãy, vỡ hoặc sứt mẻ
  • Răng cửa bị hở và thưa ở mức độ nhẹ
  • Răng cửa bị mòn cổ răng, mòn men răng
  • Răng cửa bị khấp khểnh, lệch nhẹ
  • Răng cửa bị viêm tủy răng hoặc bị sâu răng

Những trường hợp không thể trám răng

Trong trường hợp răng bị sâu, sứt mẻ quá nhiều, kích thước lớn thậm chí mất đi 1 phần lớn chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thay vì trám thẩm mỹ.

Bệnh nhân đã làm răng sứ sẽ không thể trám răng. Nguyên nhân là do vật liệu trám không thể tương thích với răng sứ. Do đó nếu như trám răng cửa trong trường hợp này sẽ không thể đem lại hiệu quả cao.

Một vài lưu ý sau khi trám răng cửa

Sau khi trám răng cửa có hiệu quả thẩm mỹ bền vững hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, chế độ chăm sóc răng miệng tốt sau khi trám răng chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn cần lưu ý ngay sau khi trám răng.

  • Tránh ăn ngay sau khi trám răng khoảng 2 tiếng để vết trám có thời gian đông cứng và thích nghi ben trong khoang miệng. Đồng thời không ảnh hưởng đến vị trí trám.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh nhằm tránh tình trạng thay đổi độ bám dính, hình dạng và khả năng chịu lực của vật liệu trám. Ngăn chặn nguy cơ gây nứt, vỡ, hở vết trám răng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và thường xuyên: Bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng khoảng 2 lần/ ngày bằng bàn chải có lông mềm sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch cặn bẩn, loại bỏ vi khuẩn.
  • Đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Trong trường hợp bạn gặp phải cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu sau khi trám, các bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra lại.
  • Không tự ý uống thuốc hoặc điều trị tại nhà khi có vấn đề phát sinh mà chưa hỏi qua ý bác sĩ.

Trám Răng Cửa Áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào? 3

Chi phí trám răng cửa thưa, mẻ giá bao nhiêu?

Chi phí trám răng cửa thưa, mẻ sẽ phụ thuộc vào trình trạng răng miệng và số lượng răng cần trám của bạn. Theo các kết quả tìm kiếm, giá trung bình cho việc trám răng cửa thưa, mẻ là từ 200.000đ đến 500.000đ cho mỗi răng.

Tại Nha khoa Gangwhoo, chi phí trám răng được áp dụng như sau:

DỊCH VỤ TRÁM RĂNG GIÁ DỊCH VỤ (VNĐ)
Trám răng sữa 100.000/Răng
Trám Fuji 200.000 – 300.000
Trám thẩm mỹ 300.000 – 500.000/Răng
Trám thẩm mỹ cả mặt răng 400.000 – 600.000/Răng

Ưu điểm của phương pháp trám răng cửa tại nha khoa Gangwhoo

Phương pháp hàn trám răng tại Nha khoa Gangwhoo sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất từ Hàn Quốc và các nước châu Âu. Đồng thời với đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, an toàn, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trải nghiệm dịch vụ trong môi trường chuẩn Quốc tế.

Quy trình trám răng cửa tại Nha khoa Gangwhoo sẽ được thực hiện trong không gian sạch sẽ, vô trùng vô khuẩn theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát và tư vấn về tình trạng răng miệng
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ răng miệng sạch sẽ
  • Bước 3: Gây tê trước khi trám và tạo hình xoang trám
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành trám răng thẩm mỹ
  • Bước 5: Làm nhẵn bề mặt răng vừa được trám sau đó đánh bóng

Trám Răng Cửa Áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào? 4

 

Vị trí răng cửa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và cả tình trạng ăn nhai của bạn. Do đó nếu như đang gặp những trường hợp được liệt kê trong bài viết, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa Gangwhoo hoặc hotline 1900 5128 hoặc 0901 666 879 để được bác sĩ tư vấn cụ thể về phương pháp trám răng cửa.

Bài viết Trám Răng Cửa Áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thẩm Mỹ Viện Gangwhoo.



source https://thammyviengangwhoo.vn/tin-tuc/tram-rang-cua/

0 Nhận xét