Trám răng là một trong những kỹ thuật nha khoa dùng để phục hình chiếc răng bị sâu, hư hại nhanh chóng. Như vậy thì trám răng có đau không, được thực hiện như thế nào? Hãy cùng nha khoa Gangwhoo tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây!
Trám răng là gì?
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt, mẻ, sâu răng,…Trám răng có thể mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn cải thiện chức năng nhai.
Hiện nay, phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong nha khoa và trở thanh nhu cầu cải thiện khuyết điểm răng của nhiều người. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người lo lắng không biết trám răng có đau không.
Các vật liệu được sử dụng trong trám răng
Có nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau về chất liệu, màu sắc và giá thành. Một số loại vật liệu trám răng thông dụng nhất hiện nay là:
- Composite: là một loại nhựa dẻo, có màu sắc như răng thật. Composite được đánh giá tốt và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Vật liệu sứ: là một loại vật liệu có độ bền cao và thẩm mỹ tốt. Vật liệu sứ có thể được dùng để trám răng hoặc làm phục hình răng Inlay/Onlay.
- GIC – Glass Ionomer Cement: là một loại xi măng kết dính với ion canxi của men răng và ngà răng. GIC có ưu điểm là khả năng chống sâu răng và thích ứng tốt với niêm mạc miệng.
- Amalgam: là hợp kim gồm thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… còn gọi là trám bạc. Amalgam có độ bền cao và chi phí thấp nhưng có màu xám không thẩm mỹ.
Trường hợp nào cần trám răng?
Trám răng là một kỹ thuật khá đơn giản, thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Tuỳ vào tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Trong đó trám răng được gợi ý trong một số trường hợp sau đây:
- Răng bị sâu: để ngăn chặn sâu lan rộng và ảnh hưởng đến tủy răng.
- Răng bị vỡ hoặc mòn: để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và cải thiện chức năng nhai.
- Răng có màu xỉn hoặc ố vàng: để nâng cao tính thẩm mỹ cho răng bằng cách dùng vật liệu trám có màu sáng hơn.
- Răng có khe hở hoặc lỗ nhỏ: để ngăn ngừa thức ăn dính vào và gây viêm nha chu.
Trám răng có đau không?
Vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện tại chắc hẳn là “trám răng có đau không?” Trên thực tế, trám răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và chỉ tác động đến mô cứng của răng nên hầu như không gây đau nhức. Tuy nhiên với người có cơ địa nhạy cảm hoặc răng bị sâu nghiêm trọng thì có thể cảm thấy ê buốt và đau nhẹ trong và sau khi trám. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn nên liên hệ với nha sĩ để được điều chỉnh vết trám cho phù hợp.
Ngoài chia sẻ phía trên, trám răng có đau không còn phụ thuộc vào những yếu tố bao gồm:
1. Tình trạng răng sâu
Nếu răng bị sâu nghiêm trọng, gần tủy thì có thể gây đau nhức và kích thích tủy. Trong trường hợp này, bạn cần chữa tủy để giảm đau.
2. Cơ địa của người bệnh
Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc dễ bị viêm nhiễm thì có thể cảm thấy ê buốt và đau nhẹ trong và sau khi trám.
3. Kỹ thuật và vật liệu trám răng
Nếu kỹ thuật trám răng không chính xác hoặc vật liệu trám răng không phù hợp với cấu trúc răng của bạn thì có thể gây ra các biến chứng như viêm nha chu, viêm mô xung quanh răng hay nứt vỡ miếng trám.
Tại Nha khoa Gangwhoo ứng dụng những kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao được chuyển giao từ châu Âu vào phương pháp trám răng. Kết hợp với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao tin rằng sẽ mang đến cho khách hàng kết quả hài lòng đồng thời là cảm giác thoải mái trong suốt quá trình trám răng.
Quy trình thực hiện trám răng
Sau khi thăm khám và xác định tình trạng sâu răng ở mức độ nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra quy trình trám răng phù hợp với tình trạng của khách hàng. Thông thường, quy trình trám răng có thể được thực hiện bằng hai phương pháp: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp
Bác sĩ sẽ vệ sinh và nạo sạch mô răng bị hư hại, cách ly răng cần trám và dùng vật liệu nha khoa để đắp vào chỗ thiếu khuyết. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh vết trám cho phù hợp với kích thước và hình dạng của răng. Quy trình này chỉ mất khoảng 20-30 phút.
Phương pháp gián tiếp
Bác sĩ sẽ lấy dấu răng cần trám và gửi cho xưởng làm miếng trám từ vật liệu như composite, gốm hay kim loại. Sau khi có miếng trám, bác sĩ sẽ gắn vào chỗ thiếu khuyết của răng bằng keo đặc biệt. Quy trình này cần hai buổi hẹn tại nha khoa
Cách giảm buốt khi trám răng
Có một số cách giảm buốt khi trám răng như sau:
- Dùng tỏi hoặc gừng để đắp lên chỗ răng bị ê buốt. Tỏi và gừng có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng má bên ngoài khu vực trám răng. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng viêm và cải thiện tuần hoàn máu.
- Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Kem đánh răng này có chứa các thành phần như fluorid, kali nitrat hay strontium clorua giúp làm giảm sự thấm của mô răng và bảo vệ tủy răng.
- Tránh ăn uống đồ nóng – lạnh quá mức hoặc có axit cao như nước chanh, nước cam, soda…
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy ê buốt sau khi áp dụng các biện pháp trên trong một thời gian dài, bạn nên đi khám lại nha sĩ để kiểm tra xem có nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này không
Chăm sóc đúng cách sau khi trám răng
Sau khi trám răng có đau không, điều này có ảnh hưởng rất nhiều bởi chính chế độ chăm sóc của bạn. Do đó, sau khi tiến hành trám răng các bác sĩ thường sẽ gợi ý đến khách hàng một số lưu ý sau đây để đảm bảo kết quả tốt nhất.
- Không ăn và uống cho đến khi thuốc tê hết tác dụng.
- Tránh đồ ăn và thức uống quá nóng hay quá lạnh.
- Tránh thức ăn cứng, dai hay dính.
- Nhai ở phía miệng đối diện với chỗ trám.
- Chải răng nhẹ nhàng và dùng chỉ nha khoa.
Như vậy thì qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã tìm được câu trả lời đối với vấn đề trám răng có đau không. Để biết thêm chi tiết về phương pháp trám răng hiện đại, giảm đau buốt tốt nhất hiện nay, vui lòng liên hệ đến nha khoa Thẩm mỹ viện Gangwhoo qua hotline 0931.666.879 để lắng nghe thêm lời chia sẻ từ chuyên gia.
Bài viết Trám Răng Có Đau Không? Trám Răng Được Thực Hiện Như Thế Nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thẩm Mỹ Viện Gangwhoo.
source https://thammyviengangwhoo.vn/tin-tuc/tram-rang-co-dau-khong/
0 Nhận xét