Bạn đang khổ sở với những vết loét miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được nhiệt miệng là gì, cách trị nhiệt miệng hiệu quả, cũng như cách phòng tránh và những loại thực phẩm nên dùng khi bị lở miệng.
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở nhiều người và nhiều lứa tuổi khác nhau, no gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói. Vì thế bạn nên áp dụng một số cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này nhé!
NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ?
Nhiệt miệng (lở miệng) là một vết lở nhỏ ở trên những mô mềm vùng má và môi ở khoang miệng, lở miệng có thể xuất hiện ở dưới lưỡi hoặc ở nướu răng. Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là: loét áp-tơ (aphthous ulcer).
Thường tình trạng lở miệng sẽ xuất hiện trong vòng 7-10 ngày và biến mất không gây sẹo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 14 ngày thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng nhiệt miệng của mình.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỆT MIỆNG, LỞ MIỆNG
Tình trạng loét miệng dễ nhận thấy khi trong khoang miệng bắt đầu xuất hiện những đốm trắng 1-2mm, từ từ to dần và có chứa nước. Khi những nốt này vỡ sẽ tạo thành các vết loét, vết lỡ. Vết loét, vết lỡ có thể to đến 10 mm, những vết lở miệng gây cản trở uống và khó khăn trong giao tiếp.
NGUYÊN NHÂN BỊ NHIỆT MIỆNG THƯỜNG XUYÊN?
Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến loét miệng hiện nay vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng:
Suy giảm chức năng gan
Gan là bộ máy thanh lọc những chất độc có trong cơ thể, vì vậy mà khi khả năng làm việc của gan bị suy yếu, các chất độc sẽ dần tích tụ lại. Việc tích tụ lâu ngày sẽ làm cho các loại độc tố có cơ hội gây hại đến cơ thể, một trong số đó có thể đọng lại ở vùng miệng, gây ra nhựng bọng nước rồi sau đó vỡ ra, tạo thành những vết loét.
Hoạt động của hệ miễn dịch
Virus, vi khuẩn từ bên ngoài luôn chực chờ có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt với một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi như miệng lại còn thường xuyên tiếp xúc với yếu tố bên ngoài thông qua đường ăn uống, giao tiếp thì lại cực kỳ dễ dàng.
Trong khi đó, hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khả năng để chống lại những loại vi sinh vật gây bệnh, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, đốt cháy niêm mạc miệng và tạo ra vết loét.
Ngoài ra, trong trường hợp miệng có vấn đề như xảy ra viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng,… thì phản ứng của hệ miễn dịch là kháng nguyên – kháng thể cũng có thể dẫn đến bị nhiệt miệng.
Thiếu các chất dinh dưỡng
Thiếu các loại vitamin như B9, B12, vitamin C và chất khoáng như kẽm, sắt hoặc thiếu axit folic đều là yếu tố dẫn đến nhiệt miệng.
Ngoài ra, những yếu tố như stress, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone, vấn đề về vệ sinh răng miệng hoặc sử dụng những loại thực phẩm gây tổn thương vùng miệng,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
Sau khi biết được nguyên nhân bị nhiệt miệng thì mục tiếp theo sẽ là cách trị nhiệt miệng mà bạn nên áp dụng.
12 CÁCH TRỊ NHIỆT MIỆNG NHANH KHỎI TẠI NHÀ HIỆU QUẢ
Phần lớn những vết loét nhiệt miệng rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì cũng phải từ 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn. Vậy bạn nên làm gì khi bị nhiệt miệng.
Rất may, ngoài việc lựa chọn cách trị nhiệt miệng có rất nhiều cách tự nhiên để giảm đau và chữa bệnh, sau đây là 12 cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhất. Các cách trị lở miệng dưới đây đều hoàn toàn bằng phương pháp tự nhiên nên bạn có thể áp dụng cho trẻ em và cả người lớn.
Cách làm hết nhiệt miệng bằng súc miệng bằng nước tự pha
Bạn có thể tự pha nước súc miệng bằng cách pha một muỗng cà phê baking soda và 2 muỗng nước ép cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam vào một nữa ly nước ấm. Mỗi người sử dụng 1 lần bằng cách nhấp 1 ngụm nhỏ để súc miệng trong khoảng 15 giây. Lưu ý là khi súc miệng các bạn không được nuốt nhé.
Cách chữa nhiệt miệng bằng tăng cường các loại vitamin B
Việc bổ sung vitamin B12 như một cách trị nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng bị tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1mg/ngày, ngày hai lần trong vòng 6 tháng.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt khi thiếu thiamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua
Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây nên. Nếu đẩy lùi được vi khuẩn H.pylori và những bệnh viêm ruột, bạn cũng sẽ chữa được bệnh nhiệt miệng.
Theo các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H.pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vì thế, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H.Pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn hãy ăn ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để có thể phòng ngừa cũng như trị nhiệt miệng.
Cách điều trị nhiệt miệng bằng giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hàng ngày để nhanh chóng làm biến mất những vết loét miệng. Giấm táo có chứa các axit acetic, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng những lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
DGL – Deglycyrrhizinated (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)
Theo nghiên cứu, những người bị bệnh súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm, đều thấy giảm đau. 75% bệnh nhân cải thiện được khoảng 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày.
Cách pha nước súc miệng, trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm đi cơn đau. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Cách trị lở miệng bằng Mật ong
Mật ong có tác dụng trị nhiệt miệng cực tốt. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng hoặc pha mật ong với nước ấm sau đó hãy nhấp chút một. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ sau đó đắp lên vết nhiệt miệng 2 – 3 lần 1 ngày.
Cách trị loét miệng bằng Viên ngậm kẽm
Thiếu kẽm cũng liên quan đến nhiệt miệng, vì vậy việc chữa trị có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung kẽm dài hạn.
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung thêm 150mg kẽm mỗi ngày làm giảm đi tình trạng nhiệt miệng từ 50 đến 100%. Những bệnh nhân thiếu kẽm sẽ thấy những tác dụng phù hợp nhất. Ngậm một viên kẽm tốt và chất lượng là cách tốt nhất để trị nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà cúc La Mã
Cúc La Mã là một phương thuốc tụ nhiên giúp chữa lành đi vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol. Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút để giúp làm dịu đi vết thương.
Nếu thích, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng Chườm lạnh
Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu đi vết nhiệt và giảm viêm, đây được xem là một trong những cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất mà bạn không ngờ được. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, vì vậy sẽ giảm đau và sưng.
Nói không với các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate
Hoàn toàn tránh sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, đây là một loại chất tạo bọt gây nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Na Uy chỉ ra mối quan hệ giữa sodium lauryl sulfate và tỷ lệ mắc nhiệt miệng.
Người ta thấy rằng hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với những tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già
Oxy già sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh chóng lành hơn bằng cách làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng. Bạn có thể áp dụng cách trị nhiệt miệng nhanh này như sau:
- Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng.
- Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch.
- Thoa dung dịch trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.
Bạn cũng có thể pha loãng oxy già làm nước súc miệng. Bạn hãy súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 1 phút rồi hãy nhổ ra và súc lại với nước sạch.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà Chè (trà đen)
Lần tới, khi bạn uống chè, hãy giữ lại túi chè lọc nếu bị nhiệt miệng, vì rất đơn giản, chỉ cần đắp túi chè ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm. Bạn phải cảm ơn chất tannin trong chè vì những lợi ích của nó mang lại.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH NHIỆT MIỆNG
- Hạn chết ăn nhiều đồ cay nóng, đồ có nhiều dầu mỡ.
- Nên uống nhiều nước và bổ sung các vitamin từ các loại rau củ quả.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm làm mát giải nhiệt, những thực phẩm giúp giải độc cho gan, mát gan.
BỊ NHIỆT MIỆNG THÌ ĂN GÌ, UỐNG GÌ VÀ KIÊNG GÌ
Khi bạn bị lở miệng, nhiệt miệng bạn rất đau đầu khi lựa chọn thức ăn để hạn chế tình trạng nhiệt miệng và giúp điều trị nhanh chóng nhiệt miệng.
Bị Nhiệt Miệt Ăn Gì
- Trà Đen.
- Sữa Chua.
- Cà Rốt.
- Khế.
- Cà Chua.
- Rau xanh: Diếp cá, rau má,…
- Các loại hạt, đậu: đậu đen, đậu xanh, hạt sen,…
Uống Gì Khi Bị Nhiệt Miệng
- Nước ép củ cải.
- Uống nước chè đậu đen, đậu xanh,…
- Nước rau ngô.
- Nước cam.
- Nước canh.
Những Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bị Nhiệt Miệng
- Chocolate.
- Cà phê.
- Thức ăn có tính axit.
- Thức ăn cay nóng.
- Thức ăn có gluten.
- Các loại nước ngọt.
Dù không nguy hiểm nhưng cũng không có nghĩa nhiệt miệng không gây ra ảnh hưởng cho cơ thể. Trong trường hợp vết loét ngày càng lan rộng và khoét sâu vào bên trong hoặc biểu hiện kéo dài hơn 2 tuần không khỏi thì Gangwhoo khuyên bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được khám và có sự can thiệp kịp thời nhé!
Bài viết #12 Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa & Cách Trị Nhiệt Miệng Nhanh Chóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thẩm Mỹ Viện Gangwhoo.
source https://thammyviengangwhoo.vn/tin-tuc/cach-tri-nhiet-mieng/
0 Nhận xét